Hướng dẫn làm bánh trung thu cầu vồng ngàn lớp đơn giản tại nhà

Tìm hiểu các loại đồ chơi Trung Thu dần bị quên lãng hiện nay

 Mối năm, cứ đến tháng 8 âm lịch thì nhiều người lại mong chờ đến ngày tết Trung Thu trong đó không chỉ có trẻ em mà người lớn củng háo hức để có dịp sum vầy cùng người thân và bạn bè. 

Tết Trung thu từ xa xưa còn được biết đến như là tết Thiếu nhi vì đến ngày này trẻ em sẽ được phá cỗ cùng với những chiếc bánh trung thu thơm ngon. Ngoài việc phá cổ cùng ông bà cha mẹ ra thì rước đèn hoặc được tặng những món đồ chơi trung thu mới chính là việc mà các em nhỏ mong đợi nhất ở ngày này.

Nó đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta. Cho dù chúng ta có đã lớn hoặc xã hội hiện đại dần phai nhạt đi những hình ảnh rất đẹp của ngày tết Trung thu đó. Thì hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm lại kí ức với những thứ mà được gọi là đồ chơi trung thu mang đậm dấu ấn tuổi thơi Trung thu nhé.

Những món đồ chơi trung thu truyền thống 

1. Đèn ông sao 


Đã nói đến đồ chơi trung thu thì không thể không nhắc đến đèn ông sao, được coi như là món đồ gắn liền với tết trung thu từ xưa đến nay. Hình ảnh chiếc đèn ông sao có 5 cánh đã in đậm sâu trong bao ký ức của bao thế hệ người Việt Nam. Cho dù bất cứ ai ở độ tuổi nào chỉ cần nhìn thấy đèn ông sao 5 cánh là nghĩ đến ngay tết trung thu, dù hiện nay đồ chơi chơi có phát triển đến đâu thì vẫn không thay thế được vị trí đứng đầu của đèn ông sao trong đồ chơi trung thu.




Đồ chơi truyền thống có thể bị mai mọt từ những món đồ chơi hiện đại nhưng riêng đèn ông sao thắp sáng bằng nến mỗi năm tết trung thu vẫn là món đồ chơi được nhiều trẻ em ưa thích và người lớn thường dùng để làm vật trang trí để báo hiệu cho một mùa trung thu đoàn viên sắp đến.

2. Đèn lồng 


Cùng với đèn ông sao đèn lồng xếp giấy là một trong số ít món đồ chơi trung thu truyền thống còn được yêu thích đến tận hôm nay. Đèn lồng có ưu thế hơn đền ông sao là  có đủ có thể làm được nhiều loại hình dáng khác nhau.



Vào đúng đêm trăng tròn nhất tháng 8 âm lịch, hình ảnh những đứa trẻ rạng rỡ trên tay là những đền lồng giấy thắp nến nhiều hình dáng đi rước trăng đã trở thành khung cảnh không thể nào đẹp hơn. Món đồ chơi trung thu này còn được sáng tạo bởi từ nhiều nguyên liệu khác như vỏ lon, bìa giấy cứng, thậm chí là vỏ bưởi củng có thể làm được.

3. Đèn kéo quân 


Đèn kéo quân có thể nhiều bạn nhỏ hiện tại ít được biết đến nhất vì đã dần bị thay thế bởi những chiếc đèn trung thu chạy pin hiện đại. Nhưng chúng không biết được đèn kéo quân là món đồ chơi trung thu được nhiều trẻ em thời xưa mê mệt một thời bởi sự độc đáo của nó.

Vì sao nói nó độc đáo? bởi vì thiết kế và nguyên lí hoạt động của đèn kéo quân. Được làm bằng giấy trắng bao quanh một khung tre hình trụ được gọi là lồng kéo. Bên trong khung tre này là những hình dáng con người, con vật khác nhau được gọi là "quân". Điểm đặc biệt của đèn quân kéo này lồng kéo có thể xoay tròn, khiến cho những hình dáng củng chuyển động theo.


Đèn kéo quân không chỉ là món đồ chơi trung thu thông thường mà còn có thể truyền đạt được văn hóa lịch sử đến những ai nhìn thấy chiếc đèn vì hình dáng của những "quân" trong lồng kéo được mô phỏng hình ảnh: ông quan vinh quy bái tổ, nông dân làm ruộng, chăn trâu, cảnh tứ linh nhảy múa toàn là những hình anh mang đậm tính nhân gian.

4. Đèn cù 



Đèn cù hay còn gọi là đèn ông sư, sở dĩ nó có cái tên như vậy vì khi nó di chuyển sẽ quay như cái cù (dồ chơi con quay). Còn cái tên ông sư thì được các nghệ nhân giải thích: vì chao đèn lại giống với hình dạng chiếc mũ của các vị hòa thượng nên được đặt thêm cái tên đó.

Để làm ra được một chiếc đèn cù thì các nghệ nhân phải thật tỉ mỉ và sự kì công của mình. Đèn cù được thiết kế độc đáo bằng tre có thiết kết bánh xe để trẻ em có thể đẩy đi dưới đất, khi bánh xe di chuyển đồng thời chao đèn phía trên quay tròn theo rất đẹp mắt, thay vì phải cầm trên tay như những chiến đèn trung thu khác.



Khi chơi các em sẽ cắm nến vào giữa chao đèn, cầm cán tre đẩy quanh khu xóm. Ánh sáng của nến chuyển động theo chao đèn tạo nên khung gian lung linh. Không những vậy khi ánh sáng của nến chiếu xuyên qua giấy bóng kính nhiều màu sắc, còn làm ra hiệu ứng lấp lánh dưới mặt đất mỗi khi bọn trẻ đẩy đèn cù đi qua. Hình ảnh như vậy chỉ còn lại trong kí ức của nhiều người mà thôi.

5. Mặt nạ giấy bồi 



Mặt nạ giấy bồi là món đồ chơi trung thu không thể thiếu ngày trước. Để tạo ra được một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm chúng. Trước tiên phải làm được một khuôn xi măng hình dạng mong muốn như: các khuôn mặt người nổi tiếng hoặc mặt của những con vật,... rồi lót một lớp giấy bìa vào khuôn mặt xi măng. Tiếp tục dán lên 3 4 lớp giấy bồi nữa thành mặt nạ, giữa mỗi lớp giấy bồi sẽ có lớp kết dính được tạo ra khi đun nấu bột sắn.


Những chiếc mặt nạ sau khi dán xong thì đem đi phơi nắng để khô, rồi tới công đoạn tô màu. Sau khi được các nghệ nhân khéo tay tô màu thì những chiếc mặt nạ giấy bồi đã sẵn sàng phục vụ các bé dịp tết trung thu. Ngày nay có thể trẻ em không còn ưa thích những chiếc mặt nạ giấy bồi nữa, nó dần trở thành một phần kí ức của chúng ta mỗi dịp trung thu.

6. Trống lắc tay 



Ngày xưa, nếu chỉ lướt thoáng qua các sạp bán đồ chơi trung thu thì không thể thiếu những trống lắc tay này. Nó từng là món đồ chơi đi kèm những đêm rước đèn trung thu, tạo nên âm thanh sôi động theo những đoàn rước đèn của trẻ em Việt Nam xưa. Trông lắc tay có thiết kế nhỏ gọn cầm tay, 2 bên có cọng dây gắn bi nhựa, mỗi lần lắc tay 2 viên va vào trống tạo nên tiếng "boong boong" vui tai. Mặt trống thường là được vẽ bằng những bức trang nhân gian đẹp mắt.

7. Tò he 



Lọt thỏm giữa những món đồ chơi trung thu sôi đông khác thì tò he củng từng là một món đồ chơi gắn liền với bao thế hệ tuổi thơ. Tò he là món đồ chơi mang tính nghệ thuật văn hóa rất cao, người làm ra tò he được gọi là những nghệ nhân có sự khéo léo tỉ mỉ thượng thừa.



Chỉ với một que và những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, bột nếp kết hợp với phẩm màu tự nhiên. Qua đôi tay và sự sáng tạo của các nghệ nhân những nguyên vật liêu trên trở thành những mô phỏng thu nhỏ của: Chú cuội, chị hằng, những nhân vật nổi tiếng khác và tất cả những hình dáng con vật được nặn ra theo yêu cầu của bạn.

8. Trống ếch 



Lại thêm một đồ chơi trung thu tạo sự sôi động náo nhiệt của trẻ em Việt Nam xưa. Trống ếch củng như các loại trống thông thường khác nhưng nhỏ hơn để cho trẻ em chơi trong đêm trung thu. Tang trống thì được làm bằng gỗ mít bào nhẫn, mặt trống bằng da. Trống được phơi nắng khi làm xong để mặt trống căng lên khi đánh vào tạo tiếng vang lớn xa.



Khi ấy chỉ cần nghe tiếng "cắc tùng" của trống ếch tạo ra từ xa là đã biết chuẩn bị có một đoàn trẻ trong xóm rước đèn sắp đi qua. Tạo một không khí rộng ràng, từng bừng là một ẩm hưởng đặc trưng của ngày tết Thiếu nhi.

Chúng ta vừa mới hoài niệm lại những kí ức tuyệt đẹp về những món đồ chơi trung thu truyền thống. Tuy dần bị phai nhạt nhưng chúng là một phần lưu trữ và duy trì vẻ đẹp của ngày tết Trung thu xưa trong mỗi con người chúng ta.




Nhận xét